Skip to main content

Ứng dụng cảnh bảo thiên tai. thảm họa thiên nhiên gây ra cho con người.

Năm 2014 đã qua và loài người vẫn đang phải chứng kiến những mất mát khủng khiếp do thiên tai gây ra. Tháng 11 chúng ta phải chứng kiến cơn bão Hải Yến (Haiyan) xuất phát từ Phillipines – được coi là cơn bão lớn nhất từ trước tới nay làm gần 6000 người chết và hơn 3,6 người phải di tản. Sóng biển cao tới gần 4 mét với tốc độ gió có lúc lên tới 315 km/giờ đã làm hơn 80,000 hộ dân mất nhà cửa với tổng thiệt hại ước tính lên đến gần 3 tỉ đô la Mỹ.
Hình 1. Động đất và lở bùn tại Afghanistan (Nguồn: Times)
Gió lốc Phailin Ấn Độ là cơn bão mạnh nhất tấn công Ấn Độ trong vòng 14 năm qua làm ảnh hưởng tới hơn 13 triệu người. Mưa lớn, gió to (sức gió mạnh nhất lên tới 241 km/giờ đã quét sạch những gì nó gặp trên đường đi. Thiệt hại do cơn lốc gây ra ước tính gần 1 tỷ đô la Mỹ.
Cơn bão Manuel và Ingrid (Mexico) hai cơn bão hợp nhất tấn công Mexico vào tháng 9 năm ngoái đã gây ra lụt và lở đất nghiêm trọng làm 200 ngàn người bị ảnh hưởng. Thiệt hại ước tính lên đến 1,5 tỉ Đô la Mỹ.
Ngày 26/12/2014, cả thế giới kỷ niệm và nghiêng mình tưởng nhớ hơn 200,000 nạn nhân thiệt mạng khi một cơn động đất dưới đáy biển kích hoạt những đợt sóng khổng lồ trên Ấn Độ Dương mười năm về trước.
Còn nhớ, nước Mỹ đã tỉnh giấc sau thảm họa sóng thần ở quần đảo Aleutian Islands, và ngay sau đó họ đã bắt tay vào xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần và động đất trong vùng biển Thái Bình Dương.
Tới năm 2003, Ủy ban Khí hậu và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa vào vận hành một hệ thống giám sát với độ chính xác cao và vận hành cùng với hệ thống cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương.Tính tới nay, hệ thống này trên Thái Bình Dương đã có 60 trạm, Mỹ chiếm nhiều nhất với gần 40 trạm.
Một phóng sự mới nhất về thảm họa sóng thần ở Indonesia, Srilanka do Đài truyền hình Việt Nam được phát lại nhiều lần trên kênh VTV1 cho thấy đã có sự quan tâm nhất định của xã hội, hoặc có thể các nhà quản lý về những hiểm họa tương tự có thể xảy đến trong tương lai.
Cách đây hơn 3 năm, Tạp chí Tự động hóa cũng đã có bài viết đề cập tới vấn đề này khi cơn bão có tên Quốc tế “Sơn Tinh” gây ra thiệt hại nặng nề cho đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, việc lắp đặt các hệ thống cảnh báo ngoài khơi vẫn chưa được triển khai cho hợp với tình hình hiện tại.
Cuối tháng 12/2012, 8 năm sau sự cố  sóng thần và động đất năm 2004, Thái Lan đã triển khai lắp đặt 1 trạm dự báo động đất sóng thần với ba phao kết nối cảm biến ở ngoài biển phía Nam. Tính tới nay, Thái Lan là Quốc gia có hệ thống cảnh báo hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Hình 2. Một phao truyền tin từ các cảm biến áp suất từ dưới đáy đại dương (Nguồn: NOAA)Hình 3. Một phần của hệ thống cảnh báo sóng thần của Philippines (Nguồn: Viện nghiên cứu Quốc gia Philippines về Núi lửa và Địa chấn học (PHIVOLCS))
Tương tự như vậy, Phillipines cũng đã triển khai dự án lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần vào tháng 10 năm 2012. Hệ thống của các nước bạn có khả năng truyền tải dữ liệu và cảnh báo thông qua mạng điện thoại di động, vệ tinh và các phương tiện thông tin trong quân đội khác.
Như vậy, những Quốc gia có liên quan đều đã có những hoạt động tương ứng sau khi thảm hoạ xảy ra. Ở Việt Nam, cho tới nay, các trạm cảnh báo động đất phần lớn ở trong đất liền và tập trung ở miền Trung nhưng chưa có hệ thống cảnh báo sóng thần. Câu hỏi đặt ra là, sự quan tâm của chúng ta vẫn chưa tương xứng với đòi hỏi thực tiễn? công nghệ lắp đặt vận hành quá phức tạp? chi phí quá đắt?
Về nguyên lý, hệ thống này không quá phức tạp bao gồm các cảm biến áp suất đặt dưới biển cho phép đo lường dưới đáy sâu khi có sóng Tsunami đi qua và các rung chấn dưới lòng biển. Tín hiệu đo được, được đưa về phao nổi trên mặt biển từ đó truyền dẫn theo đường viễn thông, vệ tinh… về các trạm cảnh báo. Theo ước tính, giá lắp đặt hệ thống cảm biến cảnh báo có thể lên đến 20 triệu Đô la Mỹ.
Rõ ràng, với trình độ khoa học công nghệ của nước ta hiện nay hoàn toàn có thể lắp đặt, tiếp nhận và vận hành hệ thống tương tự như Thái Lan hay Philippines đã thực hiện. Ước tính khoảng 400 tỉ đồng đầu tư cho phần cứng nhìn qua có thể là một khoản đầu tư lớn nhưng theo chúng tôi là một khoản đầu tư thật sự xứng đáng so với những thiệt hại hàng tỉ Đô la do thiên tai gây ra. Không ai mong muốn nhưng thiên tai đôi khi cứ xảy ra. Một khi điều đó xảy ra, những gì con người có thể làm là hạn chế ở mức cao nhất những thiệt hại về người và của.
Còn nhớ, thảm họa liên tiếp ở Fukushima đã làm nước Nhật thiệt hại tới 250 tỉ Đô la Mỹ. Trong đó có thảm họa diễn ra cho nhà máy điện hạt nhân.
Hình 4. Ứng cứu Fukushima (Nguồn: http://www.inquisitr.com)
Không ai có thể chắc rằng hệ thống cảnh báo sóng thần và động đất hoàn toàn có thể cứu con người khỏi những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, với một vài phút quý giá cũng là quá đủ để tắt hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân và cũng là quý giá để một bộ phận người dân ở những nơi xảy ra thiên tai có thể di dời tới những vị trí an toàn hơn. Tới đây, khi Việt Nam ghi tên vào danh sách các Quốc gia sở hữu năng lượng hạt nhân thì việc xây dựng những hệ thống sóng thần hay động đất là hết sức cần thiết và cấp thiết.
Theo chúng tôi, ngay cả khi có câu trả lời cho những câu hỏi trên việc sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh bảo vẫn còn rất gian nan. Xin nói ngay là trở ngại này không liên quan gì đến chất lượng phần cứng mà ở chỗ làm thế nào để người dân ý thức được những hiểm hoạ thiên nhiên, hợp tác với các nhà quản lý, chuyên môn để thực hiện các biện pháp đối phó khi cần thiết.
Như vậy cùng lúc chúng ta phải giải quyết thông tin, cảnh báo sóng thần có thể xảy đến đồng thời cảnh báo cho người dân và người dân phải hợp tác để thực hiện các hành động tiếp theo.
Hình 5. Cần hành động ngay vì một thế giới an toàn hơn (Nguồn: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thừa thiên – Huế)
Trong thời gian qua, cũng đã có một vài lần chúng ta diễn tập các tình huống giả định khi có động đất và sóng thần. Tuy nhiên, ngay cả đội ngũ tham gia diễn tập cũng còn lúng túng khi xử lý các tình huống, một phần do kịch bản xây dựng chưa đầy đủ vì tác động thật của thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp; phần nữa ở biến cố thật yếu tố tâm lý khác hẳn với lúc diễn tập. Vì vậy, khó có thể ngay một lúc đòi hỏi nhận thức của người dân được cải thiện rõ nét một sớm một chiều mà cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành có liên quan bao gồm ngành giáo dục ở các địa phương hay xảy ra động đất, các phương tiện truyền thông đại chúng... thực hiện việc huấn luyện thường xuyên, liên tục; tài tiệu huấn luyên cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện.
Hai đến ba trạm cảnh báo do Việt Nam sở hữu, kết nối với hệ thống cảnh báo trong khu vực Thái Bình Dương là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, hệ thống cảnh báo tại chỗ cũng nên được quan tâm xây dựng. Với trình độ công nghệ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng, lắp đặt và vận hành các trạm cảnh báo tại chỗ. Huấn luyện cho dân địa phương đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều công sức nhưng không phải bất khả thi.
Chúng tôi muốn nhắc lại - không ai muốn thảm hoạ thiên nhiên xảy ra; thay vì đối đầu, thay đổi tự nhiên, chúng ta nên đi theo hướng sống theo cách gìn giữ các nguồn lực thiên nhiên, hạn chế khai thác tài nguyên, lâm sản, không chặt phá bừa bãi, hạn chế phung phí nguồn nước…Và một khi thảm họa có thể xảy ra, những chuẩn bị của ngày hôm nay sẽ làm giảm rất, rất nhiều những tổn thất về người và vật chất.

Comments

Popular posts from this blog

Drilling, Boring, Reaming, Taping

V. Khoan, khoét, doa và tarô (drilling, boring, reaming and taping) Khoan, khoét, doa là các phương pháp gia công lỗ nhưng khả năng công nghệ khác nhau do đó phạm vi sử dụng cũng khác nhau A. Khoan (drilling) - Khoan là phương pháp tạo lỗ từ phôi đặc trên các máy khoan, máy tiện, máy phay vạn năng, … - Khoan là nguyên công chuẩn bị cho cắt ren, tiện ren, tiện tinh, … - Có khả năng tạo lỗ có đường kính từ 0,1~80mm - Đối với lỗ >20mm, tạo lỗ thô ban đầu bằng đúc hay gia công áp lực 1. Chuyển động tạo hình - Khoan bằng máy khoan: dao quay và tịnh tiến, chi tiết đứng yên - Khoan trên máy tiện: chi tiết quay, mũi khoan tịnh tiến - Khoan trên máy phay vạn năng: mũi khoan quay, chi tiết tịnh tiến HCM City Univ. of Technology, Mechanical Engineering Department Nguyen Tan Tien - Phan Hoang Long General Mechanical Engineering 4.106 2. Dụng cụ cắt (mũi khoan) 3. Máy - Máy khoan bàn HCM City Univ. of Technology, Mechanical Engineering Department ...

Bàn giao máy rà van Larslap model K AB 100/150

  Máy rà van Larslap model K AB 100/150 là dòng máy rà va n được sử dụng cho sửa chữa van cầu, van an toàn, ... có đường kính từ 1/4"-4" Model K AB có khả năng mài được cả các van đế phẳng và đế côn. Tùy vào độ côn 3 độ hoặc 5 độ, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các phụ kiện đi kèm máy. Máy được trang bị sẵn 3 phiên bản điện, pin, khí nén, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách . Thông thường, ở thị trường Việt Nam, khách hàng thay sử dụng máy chạy điện, do đặc tính tiện lợi về nguồn điện. Cấu hình của máy rà van model K AB 100/150 Số lượng Mô tả 1 Động cơ điện 1 Khớp  nối cho mài đế van côn 1 Trục ngắn I 1 Trục dài II 1 Côn định tâm I , II, III 1 Khớp nối trục và đĩa mài 8mm -1/4” 1 Đĩa mài  24mm 1 Đĩa mài 30mm 1 Đĩa mài 35mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 42mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 52mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 65mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 75mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 95mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 120mm, gồm đĩa dẫn hướng. 1 Đĩa mài 170mm...

Dụng cụ rút ống bình ngưng Sugino (9-11mm)

Dụng cụ rút ống bình ngưng của Sugino ( xuất xứ: Nhật Bản) được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy chế tạo nồi hơi, bình ngưng .... Đặc biệt là trong phân xưởng sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy công nghiệp như: nhiệt điện, dầu khí, hóa chất,.... Được thành lập từ năm 1918, với kinh nghiệm hơn 100 năm chuyên sản xuất các thiết bị gia công, chế tạo, sửa chữa bộ trao đổi nhiệt, Sugino chắc chắn mang đến những giải pháp tốt nhất tới khách hàng. Chúng tôi xin giới thiệu tới Quý Khách Hàng dòng máy rút ống bình ngưng giá rẻ, đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.  Đa số các đơn vị gia công, sửa chữa dịch vụ đều sử dụng bộ dụng cụ này, với ưu điểm: Tiết kiệm chi phí nhờ giá thành rẻ. Dễ dàng tháo lắp, di chuyển. Phù hợp với nhiều loại đường kính ống . An toàn cho người sử dụng, và thiết bị. Cấu hình bộ rút ống bình ngưng Sugino. STT Mô tả Số lượng. 1 Cylinder for tube puller. Xi lanh thủy lực kéo ống. 1set 2 Electric motor driven pump EPU-30.Input voltage : single phase EPU-30. Bơm điệ...