Van giảm áp dùng để giảm và ổn định áp lực đầu ra. Do đó áp lực đầu ra luôn nhỏ hơn hoặc bằng áp lực đầu vào.
Van giảm áp cho phép điều chỉnh áp lực đầu ra gần đúng theo giá trị mong muốn, miễn là giá trị đó nằm trong giải điều chỉnh của van. Khi van đã chỉnh xong, áp lực đầu ra gần như không đổi mặc dù có sự thay đổi áp lực đầu vào, tất nhiên áp lực đầu vào phải cao hơn áp lực đã chọn ở đầu ra. Áp lực đầu ra khi đó cũng gần như không thay đổi theo lưu lượng dòng chảy cửa ra.
Ban đầu, van giảm áp được thiết kế để lắp đặt trong hệ thống thủy lực hoặc khí nén, tại những điểm khác nhau nhưng cần có áp lực bằng nhau. Ví dụ: lắp 02 van giảm áp giống nhau tại đầu vào 02 xi lanh điều khiển 02 cánh máy bay.
Sau này, van giảm áp ngày càng thông dụng và được lắp đặt khắp nơi, kể cả trong các hệ thống nước.
Đa số các nhà cao tầng tại Việt Nam đều lắp van giảm áp tại đầu ống rẽ vào mỗi tầng. Việc lắp đặt này làm cho áp lực nước tầng 1 cũng giống như tầng 10. Cá biệt có những khách sạn và nhà cao tầng cao cấp lắp van giảm áp loại nhỏ (DN15 hoặc DN20) tại đầu ống cấp cho từng căn hộ.
Người Mỹ thường lắp van giảm áp trước đồng hồ nước cấp cho mỗi căn hộ. Nhờ đó mà áp lực nước tại các hộ dân đều gần giống nhau, dù có hộ cạnh nguồn nước và có hô xa nguồn nước. Đó cũng là lý do mà riêng người Mỹ gọi van giảm áp là "feed valve", tức là "Van cấp".
Hệ thống cấp nước cổ điển cho nhà ở bao gồm 01 hồ chứa trên mặt đất, 01 hồ chứa trên nóc nhà và hệ thống bơm nước từ hồ đưới đất lên hồ phía trên. Nước sẽ tự chảy theo ống nối từ hồ trên nóc nhà xuống các điểm tiêu thụ bên trong nhà. Công trình dân dụng tại Việt Nam, loại có chiều cao thấp hơn 35m (khoảng 10 tầng), thường lắp đặt hệ thống cấp nước cổ điển. Áp lực nước bên trong ống do đó thường không vượt quá 3 bar và không thích hợp để lắp van giảm áp.
Ngay cả đối với những nơi không cần giảm áp nhưng dòng chảy có biến động áp mạnh, việc lắp van giảm áp sẽ làm dịu bớt biên độ tăng giảm áp suất sau van. Tính năng này đã khiến van giảm áp còn được lắp trong nhiều hệ thống để thay thế cho van giảm chấn(pressure hammer arrester) hoặc với tên khác là van chống va đập nước (water hammer arrester).
Nếu như đặt các van giảm áp giống nhau trước các ống nhánh giống nhau, dòng chảy (lưu lượng) trong các nhánh này sẽ bằng nhau. Đây là trường hợp van giảm áp được sử dụng với chức năng của van cân bằng (balancing valve).
Lương Thế Lâm
Phòng kinh doanh công ty cổ phần thiết bị Hitech quốc tế.
Van giảm áp cho phép điều chỉnh áp lực đầu ra gần đúng theo giá trị mong muốn, miễn là giá trị đó nằm trong giải điều chỉnh của van. Khi van đã chỉnh xong, áp lực đầu ra gần như không đổi mặc dù có sự thay đổi áp lực đầu vào, tất nhiên áp lực đầu vào phải cao hơn áp lực đã chọn ở đầu ra. Áp lực đầu ra khi đó cũng gần như không thay đổi theo lưu lượng dòng chảy cửa ra.
Ban đầu, van giảm áp được thiết kế để lắp đặt trong hệ thống thủy lực hoặc khí nén, tại những điểm khác nhau nhưng cần có áp lực bằng nhau. Ví dụ: lắp 02 van giảm áp giống nhau tại đầu vào 02 xi lanh điều khiển 02 cánh máy bay.
Sau này, van giảm áp ngày càng thông dụng và được lắp đặt khắp nơi, kể cả trong các hệ thống nước.
Đa số các nhà cao tầng tại Việt Nam đều lắp van giảm áp tại đầu ống rẽ vào mỗi tầng. Việc lắp đặt này làm cho áp lực nước tầng 1 cũng giống như tầng 10. Cá biệt có những khách sạn và nhà cao tầng cao cấp lắp van giảm áp loại nhỏ (DN15 hoặc DN20) tại đầu ống cấp cho từng căn hộ.
Người Mỹ thường lắp van giảm áp trước đồng hồ nước cấp cho mỗi căn hộ. Nhờ đó mà áp lực nước tại các hộ dân đều gần giống nhau, dù có hộ cạnh nguồn nước và có hô xa nguồn nước. Đó cũng là lý do mà riêng người Mỹ gọi van giảm áp là "feed valve", tức là "Van cấp".
Hệ thống cấp nước cổ điển cho nhà ở bao gồm 01 hồ chứa trên mặt đất, 01 hồ chứa trên nóc nhà và hệ thống bơm nước từ hồ đưới đất lên hồ phía trên. Nước sẽ tự chảy theo ống nối từ hồ trên nóc nhà xuống các điểm tiêu thụ bên trong nhà. Công trình dân dụng tại Việt Nam, loại có chiều cao thấp hơn 35m (khoảng 10 tầng), thường lắp đặt hệ thống cấp nước cổ điển. Áp lực nước bên trong ống do đó thường không vượt quá 3 bar và không thích hợp để lắp van giảm áp.
Ngay cả đối với những nơi không cần giảm áp nhưng dòng chảy có biến động áp mạnh, việc lắp van giảm áp sẽ làm dịu bớt biên độ tăng giảm áp suất sau van. Tính năng này đã khiến van giảm áp còn được lắp trong nhiều hệ thống để thay thế cho van giảm chấn(pressure hammer arrester) hoặc với tên khác là van chống va đập nước (water hammer arrester).
Nếu như đặt các van giảm áp giống nhau trước các ống nhánh giống nhau, dòng chảy (lưu lượng) trong các nhánh này sẽ bằng nhau. Đây là trường hợp van giảm áp được sử dụng với chức năng của van cân bằng (balancing valve).
Lương Thế Lâm
Phòng kinh doanh công ty cổ phần thiết bị Hitech quốc tế.
Comments
Post a Comment